Rạn da không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng sự xuất hiện của nó gây ảnh hưởng rất lớn về mặt thẩm mỹ. Rạn da luôn khiến chị em hoang mang và lo lắng vì không biết cách điều trị như thế nào. Thế nhưng có ai thực sự hiểu rạn da là gì và do đâu? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Rạn da là gì?

Rạn da là những vết rạn nhỏ, xảy ra ở các vùng da mỏng và yếu do da bị căng giãn quá mức, không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể. Những vùng da dễ bị rạn nhất là: bụng, đùi, hông, ngực, bắp chân, mông…

Ban đầu, vết rạn có màu hồng nhạt, dần dần tím thẫm, sau đó sẽ chuyển sang màu trắng hoặc thâm. Trong nhiều trường hợp, vết rạn có thể tự hồi phục ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vào khả năng đàn hồi da của từng người. Tuy nhiên, hầu như không có ai đủ kiên nhẫn để chứng kiến sắc đẹp của mình bị rơi vào trạng thái “biến dạng” và khủng hoảng tâm lý.

Nguyên nhân gây rạn da:

• Do mang thai: Rạn da thường xuất hiện ở vùng da bụng, đùi, ngực. Các sợi collagen và elastin giúp làn da có thể căng căng ra và co lại theo ý muốn. Khi mang thai, da vùng bụng và mông của người phụ nữ thường tăng quá nhanh khiến da không kịp dãn ra, các sợi đàn hồi collagen và elastin không kịp thích ứng với kích thước của cơ thể, gây ra hiện tượng đứt gãy. Các vết đứt gãy liên tiếp nhau tạo thành các vết rạn nứt.

 phu nu mang thai bi ran da

Phụ nữ mang thai thường bị rạn da bụng

• Do béo phì: Rạn da thường xuất hiện ở bụng và đùi. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện ở những vùng da khác do trọng lượng cơ thể bị tăng quá nhiều nên kích thước cũng phát triển nhanh.

• Do sự phát triển ở tuổi dậy thì: Ở nam giới, rạn da thường xuất hiện ở mặt ngoài của đùi và vùng thắt lưng; đối với nữ, rạn da xuất hiện ở đùi, mông và ngực.

• Sử dụng thuốc và hoá chất: Các vết rạn da có thể xuất hiện khi quá trình sản xuất collagen bị gián đoạn do cơ thể hấp thụ một số loại thuốc hoặc hoá chất. Chúng có thể ngăn chặn sự sản xuất collagen, gây ra các vết rạn da. Bên cạnh đó, khi bạn dùng kem dưỡng da hoặc bôi các loại thuốc có chứa hóa chất trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây nên các vết rạn. Hoặc do phản ứng của thuốc lá, da cũng có thể bị mỏng đi và dễ rạn nứt khi tăng cân.

Đối tượng nào có nguy cơ bị rạn da cao?

- Hiện tượng rạn da hay gặp ở nữ giới, không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên phụ nữ khi mang thai, những người béo phì hoặc thanh niên nam nữ ở độ tuổi dậy thì do cơ thể phát triển quá nhanh sẽ dễ bị rạn da hơn những người bình thường khác.

 doi mau da do bi ran

Rạn da gây nên tình trạng da không đều màu

- Phụ nữ mang thai có thể bị rạn da từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng thông thường là vào tháng 6-7 của thời kỳ mang thai vì đây là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh. Da vùng bụng người mẹ bị căng giãn hết mức nên dễ gây ra các vết rạn. Các vết rạn ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện ở bụng, háng, đùi và ngực.

- Những người bị mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về hệ nội tiết cũng dễ bị rạn da.

- Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây nên chứng rạn da. Nếu người mẹ mắc chứng rạn thì con gái cũng dễ mắc phải. Việc da bị rạn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tính chất da của mỗi người. Có nhiều thai phụ lên cân không quá nhiều, đã có bôi kem nhưng da vẫn rạn.

Cách phòng ngừa và điều trị rạn da

Từ lâu, rất nhiều chị em đã sử dụng các phương pháp trị rạn da đơn giản bằng dầu dừa, dầu vừng, dầu đậu tương, dầu hướng dương… Mỗi ngày 2 lần (sáng và tối), đổ một ít dầu vào bàn tay rồi xoa đều lên các vùng da bị rạn. Hoặc cũng có thể dùng một trong các nguyên liệu như: lòng đỏ trứng gà, sữa bò tươi, cà chua, cà rốt giã nhuyễn, để trên da khoảng 10 phút thì rửa lại với nước sạch.

Để thuận tiện hơn, bạn có thể dùng các loại kem bôi được bào chế sẵn, có bán ở các hiệu thuốc. Chẳng hạn kem bôi Babolica, với thành phần chính là dịch chiết lá tre, kết hợp cùng với tinh chất hạt hồng hoa, MSM… giúp dưỡng da, tái tạo và nâng đỡ da, giúp da căng mịn, cải thiện tình trạng rạn da. Bạn chỉ cần thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị rạn vào buổi sáng và mỗi tối trước khi đi ngủ, không dùng trong 4 tháng đầu thai kỳ. Hiệu quả sẽ tùy theo thời gian bắt đầu sử dụng sản phẩm, một số vết rạn mới sẽ mờ tốt hơn những vết đã lâu ngày.

Chuyên gia nói gì về tác dụng của Babolica đối với làn da?

 Babolica đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao về công dụng cải thiện tình trạng rạn da, nhăn nheo, chảy xệ ở chị em phụ nữ. 

 

Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của Babolica cho làn da 

Khi đã bị rạn da rồi thì không có thuốc nào chữa cho khỏi được. Do vậy, chị em hãy chuẩn bị tinh thần để tìm cách phòng ngừa rạn da ngay từ đầu nhé, bởi vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Bà Đỗ Thị Hòa ở TP.HCM. Dù đã ngoài 60 tuổi nhưng bà vẫn có làn da căng mịn, không vết nám, tàn nhang. Bà Hòa đã sử dụng Babolica thường xuyên mỗi ngày để xóa mờ vết nám, tàn nhang, cải thiện các nếp nhăn. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với cô Hòa theo Số điện thoại: 0918346633Hãy cùng lắng nghe kinh nghiệm trị nám da, trẻ hóa làn da của bà Hòa trong video sau đây:

** Tác dụng của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Trên đây là những thông tin về tình trạng da nhăn nheo, chảy xệ. Nếu chị em nào còn thắc mắc liên quan đừng ngần ngại hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi theo số 0902640024 hoặc 0988630414 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Hoài Thanh